4 thay đổi trong chế độ ăn uống giúp bạn cải thiện lượng cholesterol

Bạn có biết theo thống kê của WHO vào năm 2019 thì số người tử vong do bệnh tim mạch chiếm đến 39,5% và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tim là do lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao.

Cholesterol là một thành phần của lipid máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Trong cơ thể sẽ có 2 loại cholesterol là:

  • Low-density lipoprotein (LDL) là cholesterol xấu làm tắc nghẽn động mạch, nên giữ ở mức dưới 100 mg/dL.
  • High-density lipoprotein (HDL) là cholesterol tốt giúp lợi bỏ cholesterol LDL ra khỏi động mạch, cần giữ ở mức 60 mg/dL hoặc cao hơn.

Dưới đây là một vài thay đổi trong chế độ ăn uống giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu, giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt để duy trì sức khỏe mà bạn có thể áp dụng.

  • Giảm chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa là chất làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, được tìm thấy chủ yếu trong thịt đỏ, thịt chế biến như xúc xích và các sản phẩm từ sữa béo như bơ và kem. Do đó, cần giảm lượng tiêu thụ chất béo bão hòa, tăng lượng thực phẩm không bão hòa lành mạnh hơn vào chế độ ăn uống như các loại cá béo, dầu ô liu, các loại hạt, thực phẩm bổ sung…

  • Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3

Lợi ích của Omega-3 đối với cơ thể là không thể phủ nhận, đây là một trong những loại chất béo tốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mất trí nhớ hoặc tụt huyết áp. Bạn có thể tìm thấy loại axit béo này trong cá hồi, cá thu, cá trích hoặc quả óc chó hay các sản phẩm hỗ trợ bổ sung Omega-3.

  • Tăng chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu của bạn, tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Đa phần chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bột yến mạch, táo, lê,…

  • Uống trà xanh:

Chiết xuất catechin trong trà xanh góp phần giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Lá trà xanh sấy khô và đun nóng để giảm thiểu quá trình lên men, do đó, trà xanh bảo tồn được nhiều chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, hoạt động chống oxy hóa của catechin góp phần ngăn ngừa ung thư và giảm cholesterol.