8 VỊ THẦN TỐI CAO TRONG NỀN VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI (PHẦN 1)

Ai Cập cổ đại – Nền văn minh nổi tiếng với những câu chuyện thần thoại về những vị thần tối cao huyền bí. Mỗi vị thần lại gắn với những tích truyện, lý giải sự hình thành và phát triển của vùng đất Ai Cập cổ đại, được thể hiện dưới nhiều hình dạng và biểu tượng khác nhau, từ con người, động vật, thực vật đến các vật thể vô tri vô giác.

Trong bài viết này hãy cũng LifeWise tìm hiểu về 4 vị thần tối cao nổi tiếng trong thần thoại Ai Cập cổ đại nhé!

  • Ra – Thần Mặt Trời – vị thần tối cao trong tín ngưỡng Ai cập cổ đại

Ông đại diện cho sức mạnh của sự sáng tạo và tái sinh. Ông thường ở trong hình dạng một người với đầu chim ưng và đội đĩa mặt trời có rắn hổ mang cuộn quanh trên đầu.

  • Horus – Thần bầu trời

Ông đại diện cho chính nghĩa và sự bảo vệ và được cho là người bảo vệ của Pharaoh và Ai Cập. Horus thường được miêu tả là một người đàn ông với đầu chim cắt.
Con mắt của Horus cũng chính là một biểu tượng của Ai Cập cổ đại thể hiện sự bảo vệ và quyền lực hoàng gia từ các vị thần.

  • Osiris – Thần của thế giới bên kia và sự tái sinh

Ông được cho là người cai trị công lý và trật tự tại âm phủ. Osiris được miêu tả là có nước da màu xanh (tượng trưng cho sự tái sinh), có bộ râu của pharaoh, tay cầm néo và móc, đầu đội Atef – vương miện trắng có gắn lông vũ ở hai bên.

  • Hathor – Nữ thần tình yêu và sắc đẹp

Bà là nữ thần tình yêu và hôn nhân, nghệ thuật và cái đẹp. Bà được miêu tả là một người phụ nữ với chiếc đĩa mặt trời và cặp sừng bò trên đầu hoặc hình ảnh một con bò cái. Hathor được xem là hiện thân của những điều đẹp đẽ trong cuộc sống và là một trong những vị thần được nhắc đến nhiều nhất trong các tài liệu cổ đại.

Sự tôn kính và niềm tin về sức mạnh của những vị thần đã tạo nên một nét đẹp đầy huyền bí trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Ai Cập cổ đại.