Ngày càng nhiều trường hợp đột quỵ được khi nhận ở những người dưới 40 tuổi. Sẽ không có gì quá ngạc nhiên khi bạn nghe tin ông/bà của ai đó qua đời vì đột quỵ, và một điều hoàn toàn khác khi cũng căn bệnh này ập đến với người đồng trang lứa với bạn, những người chưa đến 30 tuổi.
Trong vài tháng nay, có một câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên Internet, kể về một trường hợp vô cùng đáng tiếc như sau:
“Trong chuyến dã ngoại, cô gái bị trượt chân và ngã. Cô ấy được đề nghị gọi xe cấp cứu, nhưng cô ấy đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn và cô ấy chỉ bị vấp ngã vì đôi giày mới của mình. Chợt cô ấy rùng mình, trông cô ấy hơi nhợt nhạt và có vẻ như cô ấy gặp khó khăn khi nói chuyện.
Chúng tôi đỡ cô ấy đứng lên và phủi bụi từ trên quần áo, làm cho cô ấy cảm thấy thoải mái và mang đến một đĩa thức ăn. Cả ngày sau đó, cô ấy vẫn hoạt động vui vẻ và tự nhiên, chỉ có điều nụ cười của cô ấy trông hơi gượng gạo chứ không cởi mở như mọi khi. Sau đó, chồng của cô gái gọi điện cho mọi người và nói rằng vợ anh đã được đưa đến bệnh viện. Cô mất lúc 23 giờ. Tại buổi dã ngoại cô đã bị đột quỵ (tai biến mạch máu não cấp tính).
Nếu chúng tôi, những người bạn của cô ấy, biết những dấu hiệu của đột quỵ trông như thế nào, có lẽ cô ấy đã có thể sống đến ngày hôm nay!”
Cách nhận biết đột quỵ
Yêu cầu mỉm cười (người đó sẽ không thể làm điều này với cả hai khóe miệng, nụ cười sẽ trở nên méo mó).
Yêu cầu nói một câu đơn giản, chẳng hạn như “Hôm nay thời tiết tốt” (lời nói sẽ bị chậm lại, người đó có thể không nhớ nội dung cần nói).
Yêu cầu giơ cả hai tay (không thể hoặc chỉ giơ được một phần).
Yêu cầu thè lưỡi (nếu lưỡi bị cong, vẹo – đây cũng là một dấu hiệu).
Nếu ai đó gặp trở ngại khi hoàn thành những yêu cầu trên hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức! Các bác sĩ đảm bảo rằng nếu họ tiếp cận được nạn nhân đột quỵ trong vòng giờ, thì hậu quả của căn bệnh có thể được loại bỏ.