Tê tứ chi, rụng tóc, mệt mỏi, tức ngực, đau đầu, mất ngủ – bệnh thiếu máu sau Covid?

Cơ chế phát triển bệnh COVID-19 có liên quan trực tiếp đến tổn thương các tế bào hồng cầu. Qua các nghiên cứu và thực tế lâm sàng, chúng ta có thể chắc chắn rằng virus SARS-CoV-2 có thể tấn công tủy xương đỏ, không chỉ phá hủy các tế bào hồng cầu đã có trong máu mà còn ngăn cản sự hình thành các tế bào mới. Mục tiêu của virus là hồng cầu, tế bào hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển hemoglobin chứa oxy trong cơ thể chúng ta.

Các tế bào hồng cầu khi chết đi có thể gây ra tổn thương cho các tế bào thần kinh của não, mạch máu và các cơ quan nội tạng, có thể tạo ra huyết khối đông. Lúc này hồng cầu không còn khả năng vận chuyển oxy. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra suy đa cơ quan (suy đa tạng), người bệnh hoàn toàn mất các tế bào hồng cầu của chính mình và bắt đầu ngạt thở. Máy thở không giúp được gì vì không có hồng cầu vận chuyển oxy. Để điều trị hiệu quả hơn cho những bệnh nhân này cần phải truyền máu và vitamin B12. Cơ chế phục hồi các tế bào hồng cầu bị tổn thương vẫn chưa được nghiên cứu rõ. Tất cả những ai có lượng hemoglobin thấp hay giảm bạch cầu đều có nguy cơ mắc bệnh. Trước hết, đó là những người cao tuổi, bệnh nhân cao huyết áp, người béo phì và đái tháo đường, phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm miễn dịch nguyên phát và mắc phải, những bệnh nhân bị hội chứng ức chế chức năng tạo máu, bệnh nhân nhiễm HIV và ung thư. Virus xâm nhập vào biểu mô, niêm mạc, nơi đó nó sinh sản, sau đó xâm nhập vào đường máu và tấn công các cơ quan khác (đường tiêu hóa, phổi, hệ thống sinh dục, đường tiết niệu và hồng cầu.

Khi bị nhiễm bệnh do virus, ferritin có thể kích hoạt các đại thực bào, là các tế bào của miễn dịch không đặc hiệu, chúng bắt đầu chống lại các nguồn bệnh. Nhưng khi chúng được kích hoạt, chúng sẽ giải phóng các cytokine – với một lượng nhỏ thì giúp chúng ta chống lại sự lây nhiễm, nhưng nếu giải phóng quá nhiều, cytokine sẽ dẫn đến quá tải hệ miễn dịch hay còn gọi là “bão cytokine”. Ferritin là một loại protein chịu trách nhiệm cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể. Nó liên kết với các ion sắt tự do, trung hòa các đặc tính độc hại của ion sắt và tăng khả năng hòa tan. Khi ferritin bị sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến triệu chứng thiếu hụt sắt – > thiếu máu. Có nghĩa là khi thiếu ferritin trong cơ thể, sẽ xảy ra thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu sắt phát triển theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, nhu cầu sắt vượt quá lượng bổ sung, gây ra giảm lượng dự trữ ở tủy xương Khi dự trữ giảm, hấp thu sắt tăng lên để bù trong giai đoạn sau, thiếu sắt làm ảnh hưởng tổng hợp hồng cầu, cuối cùng gây thiếu máu. Hầu hết các triệu chứng thiếu sắt là do thiếu máu. Những triệu chứng như vậy bao gồm mệt mỏi, mất sức chịu đựng, thở dốc, chóng mặt, xanh xao, đau đầu, tê tay chân, nhịp tim nhanh, Ngoài các biểu hiện thông thường của thiếu máu, một số triệu chứng có trong tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng bao gồm viêm lưỡi, khô nứt môi, rụng tóc và móng tay lõm (koilonychia). Nếu là phụ nữ sẽ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.

Vì vậy, những ai đã từng bị nhiễm Covid cần xét nghiệm những chỉ số thiếu máu và thiếu sắt: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, sắt huyết thanh, khả năng gắn sắt, ferritin huyết thanh, độ bão hòa transferrin, hồng cầu lưới, độ rộng phân bố hồng cầu (RDW) và tiêu bản máu ngoại vi.

————————————–

Sưu tập theo thông tin của BS