BÀI 2: CHUYỆN GIỜ GIẤC
Hầu như mọi loại công cụ, máy móc mà con người chúng ta sử dụng đều có thể bị mài mòn theo thời gian, chúng không thể làm việc mãi. Bạn thấy đấy, máy móc cũng rất cần được nghỉ ngơi, vì thế cơ thể bạn cũng như vậy.
Năm 2015, các nhà nghiên cứu Antoine Louveau và Aleksanteri Aspelund phát hiện ra: bộ não cũng có một hệ thống để loại bỏ chất thải. Người ta gọi hệ thống đó là hệ thống Glymphatic, hay là hệ thống làm sạch hệ thần kinh trung ương. Chất thải chính mà Glymphatic loại bỏ là amyloid beta (Aβ), một loại protein tích tụ nhiều trong não của những bệnh nhân bị Alzheimer.
HỆ THỐNG GLYMPHATIC ĐẠT NĂNG SUẤT CAO HƠN 60% TRONG LÚC CHÚNG TA NGỦ SO VỚI LÚC THỨC:
Theo nghiên cứu của Maiken Nedergaard, nhà thần kinh học người Đan Mạch, và các cộng sự: chúng ta không những có một hệ thống luân chuyển chất thải từ não mà hệ thống loại bỏ chất thải này còn hoạt động tốt hơn khi chúng ta ngủ. Biết được điều này rồi, chúng ta có thể tưởng tượng về hậu quả lâu dài của những giấc ngủ kém chất lượng.
Thức khuya hay khó ngủ làm suy yếu khả năng đào thải các chất độc hại tạo ra vào ban ngày bên trong não của bạn. Hãy xem bộ não của bạn như một con tàu chở dầu đồ sợ vượt đại dương, Glymphatic sẽ là máy bơm nước thải đẩy từ đáy tàu lên để chúng thoát đi từ phần thân tàu. Nếu máy bơm ở đáy tàu trục trặc, nước thải tích tụ lại và con tàu sẽ gặp vấn đề lớn. Một bài báo đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về Thần Kinh (Journal of the American Medical Association Neurology) đã ủng hộ giả thiết này. Trong nghiên cứu ở 70 người cao tuổi, các báo cáo cho thấy: những người ngủ ít hơn hoặc bị rối loạn về giấc ngủ nhiều hơn thì lượng Aβ tích tụ càng nhiều.
Không chỉ riêng não bộ và hệ thần kinh, những cơ quan khác trong cơ thể cũng có nhịp sinh học riêng, chúng có thời gian để nghỉ ngơi, và những khung giờ để thải độc, tự thanh lọc. Việc bắt các cơ quan trong cơ thể bạn làm việc quá tải sẽ dẫn đến vô vàn những vấn đề về lâu dài đối với sức khỏe.
Lịch trình sinh hoạt khoa học là yếu tố quan trọng trong lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.
Lịch trình làm việc của các cơ quan trong cơ thể bạn theo y học cổ truyền và làm thế nào để ứng dụng chúng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn:
Đồng hồ sinh học các cơ quan trong y học cổ truyền đề cập đến sự chiếu xạ của chức năng hệ cơ quan lên đồng hồ 24 giờ của chúng ta. Mỗi hai giờ, một hệ cơ quan khác nhau sẽ ở trạng thái hoạt động đỉnh điểm hoặc trạng thái nghỉ ngơi thấp nhất, giống như các thủy triều trong đại dương. Việc căn chỉnh hoạt động của chúng ta với đồng hồ cơ quan có thể giúp tối ưu hóa sức khỏe. Điều đó có thể cung cấp cho chúng ta những manh mối về gốc rễ của bệnh tật hoặc sự không thoải mái.
Trong y học cổ truyền, chu kỳ của các cơ quan bắt đầu với Phổi từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng và chuyển sang một hệ cơ quan khác mỗi hai giờ. Nó kết thúc với Gan từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng. Sau đó, chu kỳ bắt đầu lại. Dưới đây là danh sách các khoảng thời gian của từng hệ cơ quan:
3 giờ sáng – 5 giờ sáng: Phổi
Đây là thời gian khi hệ cơ quan phổi đạt đỉnh. Sẽ là một phương án tốt hơn cho chúng ta khi nghỉ ngơi trong khoảng thời gian này. Phổi cũng liên quan trực tiếp đến hệ tuần hoàn, chúng cung cấp Oxy cho máu, hỗ trợ tạo máu mới, đồng thời hỗ trợ loại bỏ chất thải (Carbon Dioxide) ra khỏi máu, quá trình này giúp máu được cân bằng duy trì pH và ngăn ngừa việc nhiễm trùng. Vì thế, nếu bạn thức quá khuya, thậm chí thức trắng nhiều đêm, da của bạn sẽ trông cực kì nhợt nhạt.
5 giờ sáng – 7 giờ sáng: Ruột già
Khoảng thời gian này là thời điểm lý tưởng để đi vệ sinh, hỗ trợ cơ thể loại bỏ độc tố từ ngày hôm trước. Để dễ dàng hơn cho việc đào thải này, bạn có thể uống nước ấm vào buổi sáng. Nhiệt làm giãn mạch và quá trình hydrat hóa, giúp nhu động ruột hoạt động tốt.
7 giờ sáng – 9 giờ sáng: Dạ dày
Vào khoảng thời gian này, dạ dày tích cực hoạt động. Đây là thời gian lý tưởng để ăn một bữa ăn lớn, vì dạ dày có khả năng tiêu hóa thức ăn tốt nhất vào thời gian này. Điều thú vị là thời gian tồi tệ nhất để dạ dày ăn một bữa lớn là sau 7 giờ tối khi dạ dày ở mức năng lượng thấp nhất. Đây là lý do tại sao nên ăn tối trước 6 giờ tối và ngừng ăn vào ban đêm trước 7 giờ tối, và cũng là lí do người ta hay nói rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất.
11 giờ sáng – 1 giờ chiều: Tim
Đây là thời gian hoạt động của tim đạt đính. Tim bơm máu và chất dinh dưỡng khắp cơ thể. Đây là thời gian tốt để ăn trưa, và lý tưởng là một bữa ăn nhẹ hơn so với bữa sáng. Khi tim hoạt động tối ưu, tinh thần sáng sủa, và tư duy và ngôn ngữ rõ ràng và hiệu quả. Vào khoảng thời gian này, bạn cũng cực kỳ nên hạn chế làm việc nặng, hay tập thể dục cường độ cao.
Đây là thời gian khi hệ cơ quan ruột non đạt đỉnh. Ruột non phân tách những gì tinh khiết từ những gì không tinh khiết. Nói cách khác, nó phân tách những gì có lợi mà cơ thể chúng ta muốn giữ lại, đồng thời “buông bỏ” những gì không cần thiết. Chúng ta giữ lại chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển chất thải đến ruột già.
3 giờ chiều – 5 giờ chiều: Bàng quang
Đây là thời gian khi hệ cơ quan bàng quang đạt đỉnh. Bàng quang bài tiết chất thải lỏng ra khỏi cơ thể. Quan trọng là uống nước suốt cả ngày để giúp bàng quang hoạt động tối ưu. Ngược lại, thời gian yếu nhất của hệ cơ quan bàng quang là từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng. Nếu hệ cơ quan bàng quang yếu, bạn có thể thấy mình thức dậy vào thời gian này để đi tiểu.
11 giờ tối – 3 giờ sáng: Gan và túi mật
Gan lưu trữ, làm sạch và thải độc máu. Túi mật chịu trách nhiệm lưu trữ và bài tiết mật để phá vỡ chất béo. Đó là một phần lí do khi bạn thức khuya nhiều, bạn sẽ gặp một vài các vấn đề liên quan đến thải độc lên cơ thể, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau hoặc da nổi nhiều mụn, v.v
Vậy điều gì sẽ xảy đến nếu bạn không sinh hoạt một cách điều độ. Chất lượng hoạt động của các cơ quan có thể sẽ suy yếu theo thời gian, và có thể dẫn đến một sự cố nghiêm trọng nào đó tại một thời điểm mà chúng ta không biết trước. Hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng nặng nề, thiếu ngủ, căng thẳng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh mãn tính. Hệ miễn dịch suy yếu cũng đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi khả năng hồi phục nhanh chóng sau bệnh tật hoặc chấn thương.
Không những thế, việc ăn uống không điều độ và thiếu vận động dễ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa. Tăng cân, béo phì và tiểu đường loại 2 là những hậu quả thường thấy. Thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là ăn khuya và ăn thức ăn nhanh, không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trên mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích và viêm loét dạ dày trở nên phổ biến hơn.
Sức khỏe tim mạch cũng bị ảnh hưởng trầm trọng trong thời gian dài. Căng thẳng, thiếu ngủ và lối sống không lành mạnh làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ. Cùng vô vàn những quả bom nổ chậm khác mà chúng ta khó lòng lường trước được.
Có thể thấy, việc sinh hoạt theo giờ giấc khoa học rất quan trọng.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ ngủ sáu tiếng mỗi đêm theo một lịch trình nhất quán (ngủ đúng giờ mỗi tối và thức dậy đúng giờ) giảm nguy cơ tử vong sớm so với ngủ tám tiếng mỗi ngày theo lịch trình không đều đặn như ngủ trưa nhiều, giờ đi ngủ và thức dậy không nhất quán… Điều này cho chứng minh tầm quan trọng của việc sinh hoạt khoa học theo giờ giấc.
Khi bạn còn khỏe mạnh, hãy đầu tư cho sức khỏe của mình, quan tâm hơn đến cơ thể, đó sẽ là một sự đầu tư bền vững cho chính cuộc đời của bạn. Có thể ngay lúc này, bạn có thể cho rằng việc hy sinh giấc ngủ, hút thuốc lá, rượu bia, ăn uống không theo quy tắc, v.v không phải là vấn đề đáng lo ngại. Những vấn đề đó có thể không phải vấn đề lớn trong thời gian ngắn, nhưng trong thời gian dài nó sẽ là vấn đề lớn, tích tiểu thành đại – sức khỏe là thứ một khi đã mất đi thì khó có thể lấy lại được. Vì thế, không có gì là hoang phí cả khi đầu tư vào chính sức khỏe của mình.
Hy vọng qua bài viết này, chúng ta có thể lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn, và xây dựng được cho bản thân mình một lịch trình sinh hoạt khoa học, hiệu quả cũng như nâng tầm chất lượng sống của chính chúng ta.